Đế Chế Đại Việt
Chương 924: Thái ĐườngChương 924: Thái Đường
Đêm 30 tháng 12 cuối cùng cũng đến, Đại Việt cũng sử dụng theo lịch đại của dị giới này, chỉ khác là không tính năm mà chỉ tính niên đại của hoàng đến. Mọi người cùng trông chờ đến một năm Thừa Mệnh thứ 19 ấm no, hạnh phúc. Dường như ông trời cũng cảm nhận được sự trông đợi đó mà đêm 30 không hệ lạnh mà ấm áp đến lạ thường, thậm chỉ lúc này dẫu còn mùa đông nhưng mọi người kéo nhau ra đường cũng không cần phải mặc những cái áo bông hay áo lông dày cộm nữa.
Nếu như mọi năm, Lý Anh Tú sẽ ở bên trong Cửu Trùng đài, cùng tất cả các thành viên hoàng gia, thế nhưng lúc này Thái miếu của hoàng tộc họ Lý đã được xây dựng ở một gò đất cao ở vùng Hoa Lâm Viên, được Lý Anh Tú đặt tên là Thái Đường. Thái Đường được chia làm 3 khu vực: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Phía dưới cổng có một cánh cổng cao đến mười mét, hai bên cột to đến hai người lớn mới ôm xuể, trên cột là một con rồng cuộn từ dưới lên, đến đỉnh cột thì đầu rồng hướng lên thông thiên, bên trên hai cột là một tấm mái uốn cong, bên dưới là một khung đá điêu khắc hai chữ Thái Đường do chính tay Chu Văn An viết nên.
Trước cổng là hai con nghê bằng đá, bình thường người ta sẽ sử dụng tượng kỳ lân hoặc sư tử, thế nhưng thực ra nghê mới là linh vật chuẩn hàng Việt quốc chất lượng cao. Nghê theo truyền thuyết là con của rộng, nó có hình dáng là sự kết hợp giữa sử tử đá và chó đá: Nghê có đầu sư tư, thân cao hơn tỳ hưu, chân thon như chân chó, khác với sư từ đuôi ngắn và xoè ra thì nghê có đuôi dài và hướng lên trên. Đặc biệt điều mà nghê khác biệt nhất với kỳ lân và tỳ hưu chính là nghê không hề có sừng. Đương nhiên Lý Anh Tú đều thích những con vật KHÔNG CÓ SỪNG, điều quan trọng nhắc lại ba lần. Có thể nói nghê chính là sự kết hợp giữa văn hoá ngoại nhập và sự chắt lọc tinh hoa, có biến tấu của Việt tộc, từ văn hoá của Bắc quốc nhân dân Việt quốc đã kết hợp với thứ gần gũi của mình chính là con chó để tạo ra một linh vật riêng của mình. Ở trong đời sống, chó vô cùng gần gũi với người Việt, trong mối quan hệ xã hội chó là bạn mà bạn cũng là chó, trong ẩm thực chó cũng rất nhiều món, hay trong ngôn ngữ tính từ so sánh, ẩn dụ khôn cũng như chó mà ngu thì cũng như chó. Có lẻ vì gần gũi như vậy, cùng với đặc tính trung thành mà nó mới được lựa chọn để tạo ra linh vật để canh giữ ở các cổng miếu, đền, chùa…
Từ cổng đi lên 225 bậc thang mới có thể đi lên đến đền Hạ, cổng chia làm Chính môn và Tả, Hữu môn. Trong đó Chính môn chỉ mở khi hoàng đế hoặc Thái hậu, Hoàng hậu đến, Tả môn dành cho các quý tộc và quan lại, Hữu môn dành cho dân chúng. Khu vực đền Hạ được xây dựng gồm khá nhiều công trình gồm hồ bán nguyệt ở phía Bắc, có lối đi ra giữa hồ có một toà lầu gác được xây ba tầng, hình dáng như một bông hoa sẽn được gọi là Vọng Thế đài, từ đây có thể nhìn xuống phía sống Đuống, cùng những khu dân cư bên dưới. Lý Anh Tú dự tính trong tương lai Vọng Thế đài này sẽ trở thành một khu checking, sống ảo của đám trẻ. Ngoài ra còn có nhà Văn chỉ và Võ chỉ được xây dựng đối xứng hai bên trục chính của Thái đường.