Đế Chế Đại Việt
Chương 1064: Bạch Long châu phát triểnChương 1064: Bạch Long châu phát triển
Bạch Long châu, hiện tại đã là năm Thừa Mệnh thứ 23, trải qua ba năm phát triển, Bạch Long châu đã có những phát triển vượt bậc. Đăng Nguyên đã quy tụ lại được rất nhiều dân bản xứ, kết hợp cùng với dân cư của Đại Việt cùng chung sinh sống, nâng tổng số dân cư mà chính quyền Bạch Long châu quản lý lên thành khoảng 2 triệu người, trực tiếp tăng gấp đôi so với một năm rưỡi trước đó.
Hai triệu dân cư phân bố khoảng bảy phần tại các công xã nông thôn hay bộ lạc, thị tộc vốn có của bọn hắn, dù được chính quyền tạo điều kiện xây dựng các làng mạc xoay quanh thành thị để tăng tính an toàn cũng như phát triển kinh tế, thế nhưng các dân cư bản địa ở đây đã quen sống trong thị tộc, bộ lạc của mình, muốn thay đổi bọn hắn không phải là ngày một ngày hai. Tuy vậy sự giao thương, qua lại liên tục giữa các thị tộc, bộ lạc đối với thành thị, cũng như sự đồng thuận lập hộ khẩu, trở thành công dân của Đại Việt đã là một bước tiến lớn trong qua trình thay đổi xã hội tại Bạch Long châu.
Bởi những công xã nông thông này dân số ít, nhưng đất đai lại quá rộng lớn, mỗi công xã cách nhau cũng phải nửa ngày đường đi bộ, Đăng Nguyên chỉ có thể đặt các thị tộc, bộ lạc trở thành đơn vị nhỏ nhất, có một số làng ở gần nhau hơn thì được gộp lại thành một đơn vị Trấn. Như vậy, theo sự phát triển của Bạch Long châu, hành chính Bạch Long châu được chia làm 1 phủ Toàn quyền, 3 huyện, 18 trấn và 233 làng xã, việc quản lý bọn họ thực sự là một thách thức. Đăng Nguyên không chủ trương ép buộc bọn hắn, tại các thị tộc, bộ lạc vẫn để cho tộc trưởng bọn hắn nắm giữ chức vụ xã trưởng, lên đến cấp bậc Trấn, Huyện thì Trấn trưởng và Tri Huyện do Phủ Toàn quyền chỉ định người xuống nắm giữ, nhưng bên cạnh đó còn có một hội đồng bảo an dân gồm 50 người do dân chúng trong huyện, trấn bầu chọn trở thành cơ chế giá·m s·át, tham m·ưu đ·ồng thời đưa lên ý nguyện của dân chúng cho người đứng đầu. Nếu bọn hắn cảm thấy người đứng đầu huyện, trấn không làm được việc, đại diện của hội động bảo an dân có thể trực tiếp gửi thư đến phủ Toàn quyền. Đăng Nguyên đặc biệt mở ra một con đường màu đỏ, chuyên môn tiếp nhận các loại thư từ này.
Kinh tế của Bạch Long châu hiện tại vẫn chỉ có thể lấy nông nghiệp làm chủ, chính là nhờ vào đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp để trồng trọt, bên cạnh đó là những đồng có xan mướt, quanh năm mưa nhiều, vô cùng thích hợp cho chăn nuôi, vì vậy mà trồng trọt chăn nuôi cực kỳ phát triển. Bên cạnh đó Đăng Nguyên cũng cho xây dựng các khu công nghiệp nhẹ, các nhà máy may mặc, chế biến thực phẩm, đóng gói các loại vừa để sản xuất phục vụ nhu cầu bên trong Bạch Long châu, một mặt là để xuất khẩu các mặc hàng đặc sản ở Bạch Long châu đi về chính quốc.