Đế Chế Đại Việt
Chương 1257: Chu Du tính toánChương 1257: Chu Du tính toán
Đã xác định đẩy chiến trường ra nước ngoài thì q·uân đ·ội là một phần, Lý Anh Tú cần phải chuẩn bị không chỉ là hải quân mà còn là năng lực vận tải và đổ bộ của Đại Việt. Dù máy bay, chiến hạm, thiết giáp hay pháo binh có phát triển đến đâu thì muốn chiếm lĩnh chiến trường vẫn phải là bộ binh. Nhưng nếu không có năng lực đưa bộ binh vào chiến trường thì cũng như không. Do đó Lý Anh Tú đã hạ lệnh xuống để Hoàng Văn Lịch làm người giá·m s·át thi công đóng tổng cộng 15 ngàn chiếc tàu đổ bộ các loại bao gồm: Tàu đổ bộ (LCVP) tàu đổ bộ cơ giới hoá (LCM) và xe đổ bộ hay xe lội nước LVT.
Đối với LCVP vẫn là phương tiện đổ bộ chủ lực được Đại Việt sử dụng xuyên suốt trong hơn hai mươi năm, với ưu điểm chính là giá thành rẻ, sản xuất nhanh khi vật liệu của nó chủ yếu làm bằng ván ép và tấm chắn sóng cũng như chắn đạn ở phía đằng trước. LCVP có thể bơi với vận tốc 9 Knots (hải lý/h) có thể ủi lên bờ và tự lui ra. Mỗi chiếc LCVP có thể vận chuyển được 1 trung đội hoặc 1 tiểu đội và 1 xe Jeep hoặc 1.6 tấn hàng hoá. Khuyết điểm của nó rất rõ ràng, bởi thiết kế đáy phẳng giống như xà lan, nó rất dễ chòng chành trong vùng biển lạnh, vì làm bằng ván ép nên khả năng bảo vệ của nó cũng cực kỳ hạn chế. Tuy nhiên những hạn chế đó không thể che được những ưu điểm của nó trong điều kiện cần chế tạo nhanh và không quá tốn kém.
Còn LCM lại là một loại phương tiện mới của Đại Việt đưa vào bên trong biên chế. LCM cũng giống như là LCVP, tuy nhiên được nâng cấp hơn để có thể vận chuyển tăng thiết giáp. Trong đó LCM-I và II là phiên bản bé nhất là dành cho các quốc gia đồng minh để có thể vận chuyển những chiếc tăng hạng siêu nhẹ từ 16 tấn trở xuống. Còn Đại Việt sử dụng các bản LCM-III, VI, VIII. Trong đó lớn nhất là chiếc LCM-VIII có chiều dài hơn 73 mét, trọng lượng choáng nước 105 tấn có thể chạy với vận tốc 12 Knots. Chiếc LCM này có khả năng mang 200 quân hoặc mang theo một chiếc tăng hạng nặng T-75 của Đại Việt hiện tại.
Trước đó Đại Việt không trang bị LCM là bởi khi Đại Việt xuất binh viễn chinh bằng đường biển đều là bằng quy mô nhỏ chừng vài vạn người chủ yếu là lấy từ các sư đoàn thuỷ quân lục chiến và lục quân phối hợp. Với quy mô nhỏ như vậy Đại Việt chủ yếu sử dụng các loại tăng hạng nhẹ và phối hợp với những chiếc xe lội nước LVT. Tuy nhiên trong cuộc chiến sắp đến, rất có thể Đại Việt phải huy động lực lượng lên đến hàng chục vạn người, thậm chí là hàng triệu người chủ yếu là lục quân, khi đó yêu cầu về việc vận chuyển tăng thiết giáp sẽ rất lớn, những chiếc LCVP không thể nào vận chuyển được những chiếc xe tăng hạng trung và hạng nặng vào bờ được, chưa kể đến các loại pháo cỡ lớn. Vì vậy lực lượng đổ bộ cần có những chiếc LCM để vận chuyển chúng vào bên trong.