Đế Chế Đại Việt
Chương 1462: Kỷ nguyên chinh phục vũ trụChương 1462: Kỷ nguyên chinh phục vũ trụ
Ứng Thiên năm thứ 18, cuộc c·hiến t·ranh thế giới đã qua đi được 13 năm, từ năm năm trước Đại Việt đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vẫn duy trì một đà phát triển vượt trội so với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên cũng nhờ sự dẫn dắt của Đại Việt, nền công nghiệp, kỹ thuật của các quốc gia dần dần được kéo lên nhanh chóng với những khoảng đầu tư từ quỹ đầu tư quốc gia Đại Việt. Liên Hợp quốc trở thành một tổ chức duy trì nền hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới, xây dựng nên các tổ chức quốc tế mang tính phát triển toàn cầu. Việc toàn cầu hoá những tưởng sẽ làm suy giảm vị thế trong trật tự đơn cực của Đại Việt trên thế giới, thế nhưng hiệu quả lại khác biệt. Bởi lúc này trị vì Đại Việt vẫn là Ứng Thiên hoàng đế, chính sách của Ứng Thiên hoàng đế chính là không xâm lược, không can thiệp nếu lợi ích của Đại Việt không bị x·âm p·hạm, trói buộc các quốc gia lại với nhau bằng lợi ích, cùng phát triển.
Chính vì chính sách đó Đại Việt luôn là trọng tài trong các quốc xung đột, cũng là sứ giả trong các cuộc ngoại giao con thoi. Nhờ vậy vị thế và uy tín của Đại Việt trên trường quốc tế quốc dẫn đầu toàn thế giới, nhận được sự nể phục của các quốc gia trong Liên Hợp quốc. Dù nắm quyền lực lớn trong Liên Hợp quốc nhưng Đại Việt chưa từng dùng quyền lực đó để trừng phạt ai, ít ra là đến hiện tại là như vậy, nhờ vậy mà không khí an ninh chung trên thế giới luôn không căng thẳng, chỉ có vài cuộc xung đột nhỏ ở phía Đông về lãnh thổ và phía Nam Dương vì tôn giáo.
Bầu trời Yên quốc (vùng Hà Nam cũ Đại Hán) một chiếc máy bay Yak-18 sơn quốc kỳ của Nguỵ quốc màu đen bên thân, đây chính là loại máy bay Nguỵ quốc được Đại Việt bán cho công nghệ để sản xuất làm máy bay huấn luyện cũng như là mẫu tiêm kích hạng nhẹ. Lúc này Nguỵ quốc và Yên quốc là hai quốc gia có những ma sát về vùng biên giới. Tư Mã Chiêu thèm muốn vùng Hà Nam đã lâu thế nhưng sau khi kết thúc c·hiến t·ranh thế giới bọn hắn lại không được phân chia mà đành phải trơ mắt nhìn Yên quốc từ từ được dựng lên. Tư Mã Chiêu đương nhiên không cam lòng, thế nhưng những năm đầu tiên có lính gìn giữ hoà bình ở đó cùng với sự cương quyết của Ứng Thiên hoàng đế khiến cho Nguỵ quốc không dám động. Sau khi lực lượng gìn giữ hoà bình rút đi lại để lại cho Yên quốc một mớ khí tài, dù không phải là thứ gì ghê gớm, nhưng Nguỵ quốc cũng không thể đánh nhanh thắng nhanh khi tại Hàn quốc vẫn còn căn cứ của Đại Việt. Do đó Tư Mã Chiêu phải dùng kế tằm ăn dâu, dùng những cuộc xung đột nhỏ nhằm lấn đất đai, khiến cho giữa vùng biên giới hai nước chưa bao giờ yên tĩnh.
Rào!