Tiêu Dao Lục
Chương 445: Vấn Đề Của Đoán Thể KỳChương 445: Vấn Đề Của Đoán Thể Kỳ
Theo Diệp Thiên được biết, dùng yêu thú Độ Linh Kỳ đưa đón học viên mới là đặc trưng của các học viện cao cấp, không bao gồm Hằng Thụy. Bọn hắn dám chơi lớn như vậy, xem ra đã dốc hết vốn liếng, muốn thể hiện rằng bản thân cũng có tiềm lực như những học viện lâu đời khác.
Trong ánh mắt kinh ngạc và phấn khích của đám người quanh đây, đạo sư lớn tiếng dặn dò vài câu rồi ra lệnh cho tất cả xếp thành từng hàng, được các học viên khóa trước lần lượt dẫn đi lên. Khi tất cả đều đã có mặt trong nhà, điểm danh không thiếu sót ai, đạo sư tiếp tục thao thao bất tuyệt về những quy định khi gia nhập học viện, từ khảo sát đầu vào đến phân lớp, quá trình giảng dạy. Ngoài Hạ Thành, học viện Hằng Thụy còn tiến hành chiêu sinh tại các thành trì và thôn trấn lân cận. Số lượng học viên mỗi khóa khá ít nhưng cũng đến gần trăm người. Quan trọng hơn, bọn hắn vừa mở cửa được chưa lâu, danh tiếng lại kém nên phải mở các đợt chiêu sinh hàng năm chứ không phải ba đến năm năm như các học viện thông thường. Cái này gọi là dùng số lượng bù chất lượng, nếu may mắn xuất hiện một tên thiên tài nổi tiếng, học viện cũng sẽ được thơm lây.
Tên đạo sư kia nói rất hay ho, nào là học viện có những công pháp bí tịch cao siêu, đạo sư đều là cao thủ, viện trưởng thần bí vô địch thiên hạ… Người có học thức đều biết đây là nói nhảm, nhưng rơi vào tai một đám hài tử chưa trải sự đời sẽ tạo nên một hình tượng vĩ đại, khiến bọn hắn càn háo hức nhập học hơn. Nhìn qua đám học viên khóa trước, đa phần còn khá trẻ, trên dưới hai mươi tuổi, cũng không rõ đã nhập học được mấy năm. Bọn hắn cố giữ vẻ mặt lạnh nhạt nhưng lại cười thầm, vài tên còn tỏ vẻ khinh thường ra mặt, dường như không đồng tình với cách nói của đạo sư.
Diệp Thiên khá hài lòng, loại học viện nhỏ này sẽ không đủ sức quan tâm đến từng học viên, hắn có thể thoải mái dạy dỗ Vương Ngọc Kiều theo cách của mình. Học viện lớn thì phiền phức hơn, bọn hắn xem trọng thành tích và danh tiếng nên muốn mỗi một học viên đều phải đạt tiêu chuẩn. Từ đó bắt tất cả tuân theo quá trình học tập và tu luyện nhất định, có sự giá·m s·át chặt chẽ. Tất nhiên cũng sẽ có thiên tài trưởng thành được từ phương pháp kia, nó là sự đúc kết qua nhiều thế hệ của học viện, cũng có chỗ độc đáo riêng. Chẳng qua nhất định không so sánh được với cách của Diệp Thiên. Cũng không phải năng lực hay kinh nghiệm dạy dỗ của Diệp Thiên phong phú hơn, mà là hắn biết rõ mỗi một cảnh giới sẽ cần gì, phải bồi dưỡng thế nào cho tốt nhất. Mục tiêu của hai bên không giống, học viện chỉ muốn bồi dưỡng ra Ngưng Hình Kỳ, Anh Hồn Kỳ hoặc tối đa là Độ Linh Kỳ để đủ tư cách tốt nghiệp. Diệp Thiên thì khác, hắn muốn bồi dưỡng Chân Thần. Mục tiêu chênh lệch rõ ràng, phương pháp đương nhiên cũng khác biệt.