Đế Chế Đại Việt
Chương 1104: StalinChương 1104: Stalin
– Còn vấn đề đất hiếm, Trẫm muốn nhanh chóng dừng lại khu vực khai thác ở xứ Nghệ An. Chuyển dịch sang Đông Tấn. Khai thác đất hiếm quá p·há h·oại môi trường.
Lý Anh Tú lại nói. Đất hiếm Đại Việt cũng có, hiện tại đang khai thác một mỏ đất hiếm ở xứ Nghệ An, nhờ có nguồn đất hiếm đầy đủ các nguyên tố nên Đại Việt mới có thể chế tạo được nam châm vĩnh cửu cho máy phát điện, các linh kiện cho thiết bị thông tin liên lạc…Tuy nhiên khai thác đất hiếm cũng đi cùng với việc gây ô nhiễm môi trường bởi quặng đất hiếm có mang tính phóng xạ, mặt khác để tinh luyện đất hiếm cũng cần nhiều hoá chất. Vì vậy mà khi khai thác đất hiếm lại xảy ra 2 vấn đề: Ô nhiễm hoá chất và ô nhiễm phóng xạ.
Đối với Đại Việt quy trình bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt, đến việc xây dựng thành phố cũng phải đảm bảo được độ phủ xanh nhất định, trong mỗi thành phố đều phải có ít nhất 1 “lá phổi xanh” tức là một ngọn núi phủ xanh hoặc một khu rừng thưa ở bên trong hoặc ngoại vi thành phố. Các nhà máy muốn được cấp phép hoạt động thì bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, bình thường đều có đoàn đội của triều đình đi kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước, nếu có hiện tượng lạ lập tức thẩm tra, nhà máy vi phạm trực tiếp b·ị b·ắt buộc đóng cửa đến khi nào khắc phục xong hậu quả mới có thể hoạt động lại. Hiện tại các ngành công nghiệp gây ô nhiễm lớn đến môi trường như giấy, phân hoá học, nhuộm các loại đều bắt đầu chuyển dịch từ Đại Việt sang các nước đồng minh. Một mặt vừa giảm đi ô nhiễm môi trường ở Đại Việt, mặt khác cũng tăng lượng đầu tư FDI cho các đồng minh.
Gần đây ở Đông Tấn theo như đoàn đội khảo sát đã phát hiện ra được nhiều mỏ đất hiếm ở nhiều vùng khác nhau, mở ra tương lai có thể thay thế được nguồn cung ứng cho Đại Việt. Nên Lý Anh Tú dự định sẽ chuyển dịch khai thác. Nguyễn Th·iếp gật đầu nói.