Đế Chế Đại Việt
Chương 1115: Hồ ĐiệpChương 1115: Hồ Điệp
So với các loại máy bay tiêm kích thì máy bay lên thẳng có kết cấu phức tạp hơn nhiều, khó điều khiển, hiệu suất khí động lực học thấp, tốn nhiên liệu, tốc độ và tầm bay kém hơn rất nhiều. Nhưng bù lại những nhược điểm đó chính là cả nắng cất, hạ cánh thẳng đứng, yêu cầu về bãi đáp không cao, khả năng cơ động và linh hoạt tốt. Do đó mặc cho những khuyết điểm kia thì máy bay lên thẳng vẫn được các quốc gia ưa chuộng, áp dụng trong cả quân sự và dân sự.
Trong lịch sử ý tưởng về một chiếc máy bay trực thăng đã có từ thế kỹ 15 với sơ đồ của hoạ sĩ thiên tài Leonardo Da Vinci, đến thế kỷ 19 các mô hình bay được của máy bay trực thăng đã ra đời. Tuy nhiên để nói là thời kỳ sơ khởi của máy bay trực thăng thì phải kể từ năm 1930. Sau thế chiến lần 2, máy bay trực thăng bắt đầu được phát triển nhanh hơn, ứng dụng vào quân sự.
Trực thăng phát triển chậm chạp nguyên nhân cũng chỉ 3 lý do. Một là các kỹ sư khi đó còn chưa thể tìm ra được một hình dáng phù hợp cho một chiếc trực thăng. Phải mất gần 50 năm từ mô hình trực thăng bay được đầu tiên thì các kỹ sư mới có thể cơ bản phác hoạ ra được một hình dáng của một chiếc trực thăng hợp cách. Vấn đề thứ hai đến từ phát triển động cơ, trực thăng hiệu suất khí động lực học thấp, do đó yêu cầu về động cơ của nó cũng rất cao, trong khi đó để tạo ra một động cơ phù hợp hiệu suất lớn nhưng vẫn đủ nhỏ nhẹ để lắp lên trực thăng cũng không phải là điều dễ dàng. Lý do cuối cùng cũng là quan trọng nhất chính là vấn đề về cộng hưởng, tất cả các tác động cơ học – khí động lực học phức tạp làm cánh quạt rất dễ bị gãy hoặc bị mất cân bằng. Những vấn đề đó đến khi chế tạo ra được loại thép chịu lực thì mới có thể được giải quyết.
Hiện tại Đại Việt có Lý Anh Tú, Tupolev đều là những người đến từ tương lai, vấn đề thứ nhất không phải là khó khăn quá lớn, động cơ trong thời gian qua Đại Việt vẫn đang cố gắng phát triển. Còn vấn đề cuối cùng là vật liệu rất khó khăn. Ở Hàn Lâm viện đã lập riêng ra một khoa gọi là khoa khoa học vật liệu do Mạc Đỉnh Chi dẫn đầu nghiên cứu, chuyên nghiên cứu để chế tạo ra các loại vật liệu mới. Trong lúc chờ đợi Tupolev chỉ có thể sử dụng những thứ hiện đang có sẵn. Chủ đích ban đầu là chế tạo các loại trực thăng huấn luyện, sau đó mới lên đến trực thăng hạng nhẹ. Loại trực thăng đầu tiên Tupolev hướng đến là loại trực thăng hạng nhẹ H13.