Đế Chế Đại Việt

Chương 1152: Nguỵ quốc biến cố (cuối)

Chương 1152: Nguỵ quốc biến cố (cuối)

Tư Mã Ý tâm lý vô cùng rõ ràng, những lần trước hắn vẫn là quá đơn thuần, còn chưa thể nhận ra sức ảnh hưởng của Đại Việt tại Nguỵ quốc. Thế nhưng trong thời gian qua Tư Mã Ý ở nhà cũng bắt đầu nghiên cứu các sách vở đến từ Đại Việt, đặc biệt là những tác phẩm viết về kinh tế và chính trị. Lúc này hắn mới nhận ra rằng từ bao giờ kinh tế Nguỵ quốc vậy mà bị Đại Việt nắm giữ.

Nguỵ quốc có công nghiệp nặng không? Có, nhưng rất hạn chế, hơn nữa chất lượng sản phẩm tạo ra vẫn một mực không chất lượng bằng hàng nhập, các kim loại dùng cho quân sự vẫn phải nhập. Các ngành điện lực cũng có nhưng vận hành cũng là các kỹ sư của Đại Việt, chưa kể đến hiện tại đại đa số các mặt hàng tiêu dùng của Nguỵ quốc cũng là nhập từ Đại Việt. Nguỵ quốc có chăng chỉ có thể tự chủ về nông nghiệp, một số loại hàng may mặc. Nền kinh tế chủ lực của Nguỵ quốc vậy mà là xuất khẩu, chủ yếu là gỗ, một số kim loại cùng một mỏ dầu thô. Trong khi đó con số nhập siêu so với xuất siêu lại cao gấp mấy lần. Thành ra có thể Đại Việt chỉ cần ho một tiếng, nền kinh tế của Nguỵ quốc sẽ lao đao, từ đó chính trị cũng sẽ vô cùng bất ổn.

– Tư Mã đại nhân, như vậy ta cũng không ngại nói thẳng, Đại Việt không có điều kiện gì. Chỉ là Đại Việt từng cam kết với tiên hoàng Nguỵ quốc sẽ cùng nhau bảo vệ hoàng tộc. Vì vậy ngài làm cách mạng cũng được, binh biến cũng xong, thế nhưng riêng Nguỵ đế lại không thể động đến. Nếu không Đại Việt thực sự rất khó ăn nói.

Trần Văn Kỷ nói. Sự việc của Tư Mã Ý triều đình Đại Việt đã biết được, thế nhưng ý của Lý Anh Tú vẫn là bảo vệ hoàng tộc của Nguỵ quốc, một mặt là vì lời hứa trước đó khi Đại Việt cùng Nguỵ quốc kết minh, mặt khác là vì Viện chiến lược quốc gia cho rằng giữ một quốc gia đứng đầu bởi hoàng đế họ Tào sẽ có lợi cho Đại Việt hơn là Tư Mã Ý. Đơn giản chính là Đại Việt muốn có một lực lượng đối trọng với Tư Mã Ý trong khi Tào Sảng chắc chắn sẽ bại. Tuy nhiên chỉ cần hoàng tộc họ Tào còn đó chung quy vẫn sẽ là một trở lực, không để cho Tư Mã Ý độc đại.