Đế Chế Đại Việt

Chương 1179: Đợi gió

Chương 1179: Đợi gió

Cái c·hết của Tư Mã Ý đúng là gây ra rất nhiều nghi ngờ, thế nhưng giải thích lại rất hợp lý. Tư Mã Chiêu muốn tra rõ, thế nhưng ngay sau khi Tư Mã Ý c·hết t·hi t·hể đã được bảo quản để đưa về Bắc Kinh, được an táng ở Hà Nội. Tư Mã Sư viện cớ quân tình nguy cấp, không cho Tư Mã Chiêu trở về chịu tang mà phải ở ngoài chiến trường. Tư Mã Sư đồng thời cũng được phong Thừa tướng, cấp tước hầu tập ấm, có thể nói chính thức quyền thế ngập trời.

Trong khi đó Tư Mã Chiêu chỉ có thể ấm ức mà thôi, mọi yêu cầu của hắn đề nghị lên Bộ binh đều bị trả lại. Tư Mã Chiêu không có cách chỉ có thể tự mình bỏ tiền mua được 10 vạn mặt nạ phòng độc cấp cho binh sĩ. May mắn chính là đây là hàng tồn kho, nên giá cũng không phải là quá cao, nếu không nhiều nhất Tư Mã Chiêu cũng thể mua được 7, 8 vạn cái.

Giữa tháng bảy, cái nóng của mùa hạ lên đến đỉnh điểm, với khí hậu của Hà Bắc đã tương đối mát mẻ hơn khu vực phía Nam rất nhiều, tuy nhiên nhiệt độ cũng đã lên đến 35, 36 độ, so với những năm trước khí hậu trong năm nay cũng cực kỳ thất thường, tháng ba mưa lớn, đến tháng bảy lại nắng nóng. Khí hậu kiểu này khiến d·ịch b·ệnh càng thêm mất không chế, binh sĩ hai bên vừa phải chiến đấu, vừa phải khắc phục bệnh dịch. Cả hai đều có quy tắc ngầm, buổi sáng chiến đấu kết thúc xong lại cử một đội ra dọn xác về đào hố chôn lấp, rắc vôi bột lên để đề phòng d·ịch b·ệnh xảy ra.

Mùa hạ, thời tiết nắng ráo, mặt đất trở nên khô cứng cũng là lúc hai bên mang những thứ v·ũ k·hí hạng nặng của mình ra đưa vào chiến trường. Các loại pháo chiến dịch cỡ nòng lớn toàn bộ được sức người ngựa kéo vào bên trong chiến trường để oanh kích công sự của đối phương. Pháo càng lớn, bắt buộc phải xây công sự càng lớn, càng kiên cố, hai bên cứ thay đổi công thủ, dùng pháo phá huỷ công sự, sau đó lại xây mới lên, thiệt hại nhiều nhất vẫn là binh sĩ.