Đế Chế Đại Việt

Chương 1331: Mặt trận phía Nam

Chương 1331: Mặt trận phía Nam

Một tháng trước, chiến trường phương Nam, vào thời điểm này tại cửa ngõ của vùng Trung Địa – Cộng hòa Vinezea trở thành nơi giao tranh chính giữa hai phe hiệp ước và phe liên minh phương Nam. Trần Quốc Tuấn sau khi tiến hành cứu trợ nhân đạo xong bắt đầu dẫn dắt lực lượng Cụm Tập đoàn quân phương Nam hay phương diện quân số 3 kết hợp với lực lượng của liên minh phương Nam bắt đầu triển khai t·ấn c·ông phản kích, ngăn chặn quân Franzt và chư hầu tiến vào vùng Trung Địa uy h·iếp đến bình nguyên Goldland..

Phía bên kia sau khi quân Franzt bị Trần Quốc Tuấn đánh mấy trận cho tơi tả lập tức đề nghị Gemanic cứu viện, Rommel nhận được mệnh lệnh từ Hitler trước tiên dẫn 10 sư đoàn xuống phía Nam, nâng tổng quân số tại nơi đây lên đến 1,5 triệu quân đế quốc và chư hầu, phía bên kia liên quân Đại Việt lại đông hơn chừng 1,7 triệu quân, tuy nhiên quân số thực tế Đại Việt góp vào cũng chỉ có duy nhất một phương diện quân số 3 của Trần Quốc Tuấn mà thôi, còn lại chủ yếu lực lượng đến từ Đông Tấn thuộc Đại Việt, Ít Xà và liên minh phương Nam.

Trần Quốc Tuấn đương nhiên muốn mình có nhiều lực lượng hơn, thế nhưng cũng rất khó, Đại Việt dân số cũng chỉ có bấy nhiêu đó, hiện tại trong biên chế tổng quân số của Đại Việt có ước chừng 3 triệu quân, thế nhưng cũng không thể nào mang tất cả để đưa vào chiến trường được. Trong khi Bộ Tư lệnh c·hiến t·ranh đã xác định rằng mục tiêu chủ yếu sẽ là chiến trường phía Gemanic của phương diện quân số 1, do đó phần lớn lực lượng phải tập trung về đó. Đương nhiên điều này không có nghĩa là chiến trường phương Nam không quan trọng, nếu như vậy Lý Anh Tú cũng không cần phải cử Trần Quốc Tuấn đến làm gì. Chiến trường phía Nam mang ý nghĩa rất trọng đại đối với mặt Bắc bởi đây là nguồn cung cấp dầu mỏ cho lực lượng c·hiến t·ranh của Gemanic cũng như Franzt. Chỉ cần cắt đứt được nguồn cung dầu mỏ tại đây sẽ khiến cho liên quân p·hát x·ít rơi vào tình thế thiếu nhiên liệu trầm trọng, khi đó những chiếc xe tăng dù nhiều, dù đông cách mấy cũng chỉ như một đống sắt vụn mà thôi.

Lúc này c·hiến t·ranh tại phía Nam đã có sự thay đổi. Dần dần theo chiến cuộc ngày càng đi về hướng hiện đại hơn với việc Rommel sử dụng lượng lớn lực lượng tăng thiết giáp kết hợp với bộ binh và không quân để t·ấn c·ông các thành phố do quân liên minh phương Nam kiểm soát, với tư tưởng chiến thuật tiến bộ, chiếc tranh hầm hào, c·hiến t·ranh hóa học dần dần bị lép vế so với những chiến thuật mới do Rommel và Trần Quốc Tuấn mang lại. Từ đồng nội, c·hiến t·ranh bắt đầu được đưa vào bên trong các đô thị, q·uân đ·ội hai bên vừa đánh vừa giành giật nhau từng đoạn phố.