Đế Chế Đại Việt
Chương 1346: Hải chiến Lôi Châu (1)Chương 1346: Hải chiến Lôi Châu (1)
Tuy nhiên đối với Ngô Tuấn thì không phải như vậy, là tướng ở ngoài mặt trận, hắn lại có nhận định khác hơn so với các tướng lĩnh ở ngoài Thăng Long. Hắn càng tin tưởng rằng chỉ cần có thể được tiếp tế, các cứ điểm ở bên trong lục địa có thể phòng ngự trước sự t·ấn c·ông của đối phương bất kể là thao thiết hay Đông Ngô. Trong khi đó hiện tại một trong hai hạm đội của Đông Ngô đã nhận lệnh tiến lên phía Bắc hỗ trợ cho các phương diện quân đang phòng thủ Giang Tô, do đó Ngô Tuấn nhìn nhận rằng đây chính là cơ hội tốt để đập tan một nửa lực lượng hải quân của Đông Ngô ngay tại trên vùng biển của chúng.
Vì vậy sau khi nhận được mệnh lệnh từ Thăng Long, Ngô Tuấn lần nữa đánh điện trở về trình bày kế hoạch của mình. Cuối cùng sau ba ngày chờ đợi, Thăng Long cũng gửi điện hồi đáp, bức điện do Thái thượng hoàng tự mình hạ xuống chỉ có mấy chữ: Tướng ngoài mặt trận, tuỳ cơ ứng biến. Điều này có nghĩa rằng Lý Anh Tú trao hoàn toàn quyền lực tại vùng phía Đông cho Ngô Tuấn.
Nhận được lệnh trực tiếp từ Lý Anh Tú, Ngô Tuấn bắt đầu triển khai lực lượng, trong tay hắn lúc này đang nắm trong tay hải đoàn 2 của hạm đội Đông Dương cùng với hạm đội Nam hải được điều động đến. Lấy An Xương làm đại bản doanh của mình, các sư đoàn thuỷ quân lục chiến, lục quân trực thuộc phương diện quân phương Đông (phương diện quân số 3) đổ bộ vào bên trong bờ. Hiện tại lực lượng thuộc phương diện quân số 3 vẫn chưa đầy đủ, còn ít nhất 4 vạn binh sĩ vẫn còn ở Đại Việt chờ được vận chuyển đến phương Đông. Nhưng thời cơ đã đến, Ngô Tuấn cũng không muốn để nó bị trôi qua.
Ngô Tuấn quyết định điều động Phó đô đốc Gorshkov dẫn theo 2 hải đoàn của hạm đội Nam Hải t·ấn c·ông vào bán đảo Lôi Châu, nơi đệ nhất hạm đội của Đông Ngô đang đóng quân. Hiện tại đệ nhị hạm đội của Đông Ngô đang phải ở Giang Tô trợ chiến, Đệ Tam hạm đội vẫn còn đang thành hình. Có thể nói đây chính là lúc hải quân của Đông Ngô đang suy yếu nhất. Nếu có thể đánh hạ đệ nhất hạm đội có nghĩa là hạm đội Nam Hải có thể đi đến được phía Đông của Đông Ngô từ đó đánh vào xưởng tàu Đại Liên, nơi đệ tam hạm đội đang thành hình. Năng lực sản xuất của Đông Ngô là hạn chế nhất so với những nước đế quốc khác, không phải bởi vì thiếu thốn tài nguyên mà về cơ bản Đông Ngô là nước xuất phát sau, nền tảng công nghiệp yếu, hầu hết đều phải đi mua kỹ thuật về để cải tiến sản xuất, do đó năng lực sản xuất của bọn hắn rất hạn chế, hầu như mỗi lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng chỉ có từ một đến hai nhà máy, ví dụ như hải quân thì Đại Liên là nhà máy đóng tàu lớn nhất và cũng là duy nhất của Đông Ngô có thể đóng ra được tuần dương hạng nặng. Do đó chỉ cần phá huỷ được Đại Liên, hải quân của bọn hắn coi như xong.