Đế Chế Đại Việt
Chương 242: Thù trong giặc ngoàiChương 242: Thù trong giặc ngoài
Sau khi đăng cơ, tuyên bố trở thành đồng minh của Đại Việt, giữa Thừa Mệnh bệ hạ và Thiện Đức nữ vương cũng đã có những thảo luận sơ bộ. Theo đó Đại Việt sẽ giúp đỡ Hàn quốc khôi phục kinh tế, huấn luyện quân sự, ngân hàng quốc gia Đại Việt cho Hàn quốc vay một triệu quan theo gói viện trợ, số tiền này được chia làm ba phần, một phần dùng để mua các v·ũ k·hí để trang bị cho q·uân đ·ội Hàn quốc, một phần dùng để mua hàng hóa của Đại Việt để đưa vào Hàn quốc, pần còn lại dùng cho quốc khố Hàn quốc dự chi, ngoài ra Đại Việt còn trợ giúp Hàn quốc soạn thảo chương trình giáo dục, xây trường học, hỗ trợ các gói du học sang Đại Việt.
Đổi lại Hàn quốc cho phép Đại Việt đầu tư một số nhà máy, khảo sát, tìm kiếm và được quyền khai thác một số mỏ khoáng sản tìm được, Hàn quốc cho phép các thương đội của Đại Việt giao dịch trên đất Hàn quốc với chính sách ưu tiên thuế, cho phép Phật giáo truyền vào Hàn quốc. Cuối cùng là một hiệp ước an ninh chung Đại Việt – Hàn, theo đó Đại Việt được đóng một căn cứ quân sự trên Hàn quốc vừa giúp Hàn quốc đảm bảo an toàn đối với sự xâm lấn từ nước ngoài, vừa giúp huấn luyện binh sĩ Hàn quốc.
Cả hai vị vua của hai nước đã thống nhất sơ bộ, chỉ chờ các cơ quan ngoại giao đến ký kết hiệp định. Có thể nói với hiệp ước lần này hi vọng bộ mặt của Hàn quốc sẽ có sự thay đổi cực lớn. Kim Đức Mạn biết rõ Đại Việt là một nước văn minh hùng mạnh, nàng khao khát có thể nhanh chóng tiếp cận và học được mọi thứ từ Đại Việt để có thể xây dựng lại Hàn quốc.
Nhưng ngày đầu tiên đăng cơ, một sắc lệnh được đưa ra khôi phục trở lại các điều lệ, điều luật từ thời của Chân Thánh nữ vương, quan phủ khắp nơi bị yêu cầu phải điều tra lại sổ sách xem thử có bao nhiêu nông dân, bao nhiêu ruộng đất bị các địa chủ, quan lại kim tinh, chiếm đoạt, đồng thời Thiện Đức nữ vương cũng ra thánh chỉ yêu cầu tộc Jara phải cử người đến Khai kinh nhận tội và tuyên bố tách khỏi Chân vương, nếu trong vòng năm ngày vẫn chưa phản hồi sẽ phải chịu sự chế tài của triều đình.