Đế Chế Đại Việt

Chương 351: Thừa Mệnh năm thứ năm (2)

Chương 351: Thừa Mệnh năm thứ năm (2)

Thực hiện đúng theo như kế hoạch năm năm đã đề ra Đại Việt ưu tiên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Lý Anh Tú còn chỉ định Công bộ giảm bớt các công việc tại xưởng rèn, giao việc chế tạo các chi tiết nhỏ như ốc vít, đinh tán, linh kiện các loại, những thư đó đều đưa ra ngoài thầu khoáng cho một số xưởng nhỏ bên ngoài, Công bộ cũng đưa ra thông báo tiêu chuẩn hóa các loại linh kiện về cả chất lượng và kích cỡ. Chính vì vậy mà Đại Việt bắt đầu hình thành một nền công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ để phục vụ các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất. Các xưởng này liên kết lại với nhau biến thành một chuỗi cung ứng các linh kiện lan tỏa ra khắp Đại Việt, sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, ai cũng muốn mình được trở thành nơi cung ứng cho triều đình. Công bộ lại ra thông báo chỉ lựa chọn nhà cung ứng trong vòng hai năm, mỗi hai năm lại tiến hành kiểm tra đấu thấu lại một lần, vừa để các xưởng cạnh tranh giá thành, vừa tăng chất lượng sản phẩm. Điều này vô hình chung làm cho chất lượng của mặt hàng Đại Việt tăng lên cao.

Mặt khác cũng nhờ sự xuất hiện của chuỗi các công xưởng phụ trợ này mà hàng loạt các xưởng thủ công nghiệp khác cũng xuất hiện. Bởi muốn sản xuất ra một sản phẩm, nếu tự chủ sản xuất toàn bộ các chi tiết thì sẽ phải bỏ ra số vốn lớn để đầu tư về tư liệu sản xuất và cả nhân công một người sẽ không đủ vốn để làm, thế nhưng khi có công nghiệp phụ trợ phát triển, người mở xưởng sản xuất không cần phải bỏ nhiều vốn đề sản xuất toàn bộ linh kiện mà chỉ cần đi mua mà thôi. Tuy chưa xuất hiện đông đảo nhưng những xí nghiệp, nhà xưởng phụ trợ vẫn đang từng ngày tăng lên một cách chóng mặt về số lượng, làm kéo theo đó chính là nhu cầu cung ứng nguyên liệu một cách to lớn mà Đại Việt chưa thể đáp ứng.

Mặt khác việc sử dụng máy móc, phát triển nhanh các công xưởng cũng làm cho một số ngành nghề truyền thống bị sụp đổ, ví dụ như ngành dệt, may, thêu thủ công không thể cạnh tranh lại được với các sản phẩm đến từ nhà máy dệt hoặc các xưởng may công nghiệp, nên bọn họ đều không có đường sống, phải trở thành công nhân để làm trong các nhà máy. Lý Anh Tú sớm lườn trước được chuyện này nhưng cũng bất lực, dù sao sự xuất hiện của máy móc chính là giấy báo tử cho các ngành thủ công, điều hắn có thể làm chính là tạo điều kiện hết mức cho bọn họ có việc làm, đồng thời bắt các chủ xưởng phải trả đồng tiền lương tương ứng với sức lao động, không được bóc lột quá mức công nhân, các công đoàn cũng phải hoạt động hiệu quả, hệ thống thành tra giá·m s·át của bộ công thương phải phản hồi nhanh chóng báo cáo của Công đoàn. Lý Anh Tú nghe Tinh Thiều báo cáo xong cũng nói.

– Bộ công thương làm như vậy rất chính xác. Chúng ta ăn, mặc, đi lại chính là nhờ sự nổ lực lao động của các nông dân và công nhân, do đó phải chăm lo đến đời sống của họ, phải để cho bọn họ tự hào rằng mình may mắn vì đã được làm việc trong một công ty, xí nghiệp như vậy. Bộ công thương phải giá·m s·át chặt chẽ, xí nghiệp nào dám cúp phạt, không trả tiền lương cho công nhân, môi trường làm việc không đảm bảo lập tức kiểm tra tước giấy phép kinh doanh. Trẫm không cho phép những doanh nghiệp đó xuất hiện ở Đại Việt.