Đế Chế Đại Việt
Chương 611: Sứ thần Thục quốc (2)Chương 611: Sứ thần Thục quốc (2)
Vừa nghe qua có vẻ như Thục quốc thực sự có thiện ý mời Đại Việt vào khai thác thị trường, giao lưu hợp tác buôn bán, hơn nữa nói là tặng lễ vật nhưng chẳng khác gì cống nạp. Thế nhưng đằng sau đấy lại là một m·ưu đ·ồ lớn hơn mà người có lợi hoàn toàn là Thục quốc. Thứ nhất, việc đưa nhân tài đến Đại Việt học tập đủ mọi loại ngành nghề này chẳng khác nào chiêu trò Khiển Đường Sử của Đông Doanh năm xưa. Đông Doanh thời trung đại từ một quốc gia lạc hậu, phân liệt lại cử nhân tài đi đến Bắc quốc để học tập tự phát triển chính mình, Đông Doanh thời cận đại cũng cử nhân tài đi khắp các nước phương Tây phát triển học tập để trở về phát triển chính mình, nhờ vậy mà cả trong hai giai đoạn, Đông Doanh từ thế một nước yếu đã trưởng thành vượt bật trở thành một cường quốc bên trong khu vực mà dù là nước lớn nào cũng phải kiên dè.
Thế nhưng điều thứ hai mới quan trọng, dù sao mỗi quốc gia học tập Đại Việt đó là thiên chi thường tình, thế nhưng việc kêu gọi Đại Việt đến giao thương lại là một m·ưu đ·ồ hiểm độc. Phải biết rằng hiện nay đường biển của Thục quốc luôn bị Đông Ngô đánh phá, như vậy thương thuyền của Đại Việt đi đến nơi nay cũng sẽ rất dễ bị Đông Ngô đánh c·ướp, như vậy sẽ kéo đến mâu thuẫn giữa Đông Ngô và Đại Việt, Thục quốc sẽ mượn tay Đại Việt để đánh tan hải quân của Đông Ngô. Như vậy Thục quốc chỉ cần bỏ ra một số tiền hằng năm vừa có thể học hỏi được kỹ thuật Đại Việt, lại vừa có thể mượn tay Đại Việt suy yếu Đông Ngô, nhất cử lưỡng tiện. Khôn như Gia Cát Lượng ở Đại Việt xích lại cả rồi.
– Nói nghe rất hay, thế nhưng hiện tại trọng tâm của các thương đoàn Đại Việt chính là phía Bắc Đông đại lục mà không phải là Thục quốc. Huống chi Thục quốc không có gì làm Trẫm hứng thú, làm sao Trẫm có thể để các thương đội đi xa nguy hiểm như vậy đây.
Đương nhiên Lý Anh Tú sẽ không nói toạt ra m·ưu đ·ồ của Phí Y, thế nhưng ý tứ từ chối bên trong đã rất rõ ràng. Phí Y trong lòng cuống lên liền nói.