Đế Chế Đại Việt
Chương 736: Hoàng đế đến Nguỵ quốcChương 736: Hoàng đế đến Nguỵ quốc
Sự quật khởi của Gemanic đương nhiên không thể thoát khỏi con mắt của tình báo của Đại Việt, thế nhưng việc này lại bị xem nhẹ. Thứ nhất, bởi dù quật khởi, nhưng Gemanic vẫn xếp chót bản trong những nước công nghiệp Bắc hải, tỷ lệ máy móc trong công nghiệp còn ít, kỹ thuật còn lạc hậu. Thứ hai, Gemanic hoàn toàn bị hải tặc phong toả đường biển, không có lối ra, bị mất các thuộc địa, chỉ còn lại đường ra ở phía Nam đi sâu vào trong lục địa, không ảnh hưởng đến lợi ích của Đại Việt, vì vậy mà chuyện này cũng ít được báo cáo lên.
Lý Anh Tú cũng không hề hay biết chuyện gì xảy ra, lúc này đã tháng cuối tháng 5, lúc này Lý Anh Tú đang ở trên một chiếc chiến hạm lớp Warrior. Một cặp tàu Warrior được hoàn thiện xong vào tháng tư, đến giữa tháng tư thì được đưa vào trang bị cho hạm đội Viễn Đông, nhận nhiệm vụ hộ tống Lý Anh Tú đi đến Nguỵ quốc. Vốn Lý Anh Tú muốn dẫn theo cả Kim Đức Mạn cùng Tịnh Kỳ trở về Hàn quốc, thế nhưng Kim Đức Mạn nói Tịnh Kỳ mới nhập học, việc học quan trọng, nàng liền ở lại chăm nom. Không được đi chơi, Tiểu Tịnh Kỳ khóc muốn cạn nước mắt, Lý Anh Tú phải hứa hẹn với nàng đủ điều thì nàng mới chịu yên.
Lại nói về hai chiếc Warrior, so với bản thiết kế ban đầu thì tàu lớp Warrios đã có nhiều thay đổi. Tàu dài 128m, cao 18m, động lực đến từ 10 nồi súp lớn, tốc độ có thể đạt đến 26 Km/h. Khác biệt lớn nhất về ngoại hình chính là thay vì là pháo lộ thiên ở phía trước, tàu lớp Warrios được đúc một ụ pháo 2 nòng 203 ly. Ụ pháo được đúc tại chính xưởng Ba Son, được bọc một lớp thép dày 10 ly, có hệ thống truyền động, cho phép hai họng pháo có thể nâng lên, hạ xuống, quay trái, quay phải. Điểm khác biệt thứ hai chính là hệ thống v·ũ k·hí trên tàu, bởi năng lực pháo binh của Đại Việt đã vượt Pháp khi đó khá nhiều, vì vậy mà cũng không cần phải ném quá nhiều vào hai bên mạn tàu mà chuyển hướng sang đa dạng pháo. Hai chiếc Warrios ngoại trừ 2 khẩu 203 ly phía trước, hai bên mạn tàu mỗi bên có 10 khẩu 127 ly, 20 khẩu phòng không 37 ly được sắp xếp 3 trước, 3 sau, hai bên mỗi bên 7 khẩu, ngoài ra để chống bộ binh, tàu có có trang bị thêm 10 khẩu Maxim ở các cao điểm. Đằng sau đuôi của chiến hạm là 2 ống phóng lôi, phóng loại ngư lôi NL2-130 130 ly, có thể đi xa 400 mét. Có thể nói 2 chiếc Warrior chính là một đại thành công của ngành đóng tàu Đại Việt. Chỉ là đóng xong 2 chiếc Warrior thì dự án này cũng chính thức tạm dừng lại, các xưởng đóng tàu bắt đầu khởi động đóng một loại thiết giáp hạm tuần dương hạm mới, mà nếu đúng theo nguyên tắc đặt tên lớp tàu của Đại Việt đã có hộ vệ hạm Chu Tước, khu trục hạm Bạch Hổ, vận tải hạm Huyền Vũ thì đây sẽ là tuần dương hạm lớp Thanh Long.
Trải qua một tháng rưỡi, Lý Anh Tú tổng cộng dừng lại 2 lần, trên 2 điểm đảo mà Đại Việt chiếm được từ Franzt, nay đã được đổi tên đảo Côn Lôn và Phú Quý. Hai đảo này nằm chính trên con đường giao thương Đông-Tây, nay đã được Đại Việt xây dựng thành những thành những thương cảng tự do, bất kỳ tàu thuyền nước nào cũng có thể đến neo đậu tránh bão, tiếp liệu, nhưng cũng phải đóng thuế phí. Franzt nhìn thấy Đại Việt phát triển 2 đảo như vậy thực sự muốn đỏ cả mắt, thế nhưng vì e ngại Đại Việt, Franzt cũng không dám nhúng chàm đến. Còn phải nói rằng lần viễn chính Đại Hán lần này Franzt cũng cần phải vào đảo Phú Quý để tiếp liệu 1 lần đây. Đại Việt đương nhiên cũng sẵn sàng tiếp nhận, chỉ là phí vẫn phải đóng.