Đế Chế Đại Việt
Chương 756: Công binh xưởng Ba SonChương 756: Công binh xưởng Ba Son
Có xe hơi di chuyển, thêm đường Đại Việt ở các nơi đều được bê tông hoá, rải nhựa hẳn hoi, đường mới, bằng phẳng, xe chạy rất nhanh, hành trình ba ngày được thu lại chỉ còn có một ngày mà thôi. Tuy nhiên để ý đến sức khoẻ của hai đứa trẻ cùng An Tư, Lý Anh Tú cho hành trình kéo dài ra một ngày rưỡi. Trên đường đi Lý Anh Tú không ngừng giáo dục cho hai đứa trẻ về thế giới quan, cho bọn chúng thấy được thế giới này rộng lớn và tươi đẹp đến mức nào.
Điểm đến lần này của Lý Anh Tú là Công binh xưởng Ba Son đặt ở phủ Phú Bình. Có thể nói Ninh Sóc từ vị trí chỉ được coi là điểm trung chuyển 2 đầu hải quân của Đại Việt thì nay đã trở thành một trong ba nơi tập trung nhiều thuyền bè nhất của Đại Việt. Việc đặt thêm xưởng Ba Son ở đây khiến Phú Bình vượt Giác Long trở thành nơi có năng lực đóng tàu mạnh nhất Đại Việt.
Đặng Ma La hiện tại làm Tuyên phủ sứ tại Ninh Sóc rõ ràng đã xây dựng nơi này rất tốt. Một mình một cõi khiến hắn có thể phát huy ra hết khả năng của mình, tương tự như ở Trấn Ninh vậy. Đó cũng là lý do mà Lý Anh Tú không gọi Đặng Ma La trở về trung ương. Đôi khi không phải lúc nào nhân tài đặt chung một chỗ cũng tốt, ngược lại sẽ hạn chế lẫn nhau. Ở triều đình Trung ương một bầy siêu cấp Boss, đại Boss, những người như Đặng Ma La đi vào sẽ không có tiến nói, ngược lại để bọn hắn ở địa phương bọn hắn sẽ thoả thích thi thố tài năng. Lý Anh Tú khẽ nhìn sang Đăng Nguyên, nhưng Đặng Ma La, Nguyễn Hiền sau này chính là để dành cho Đăng Nguyên đây.
Đoàn xe dừng lại ở nha môn Tuyên phủ sứ một ngày, sau đó sáng ngày hôm sau liền đi sớm đến Phú Bình. Ở Ba Son, đứng trước cổng đã có tri phủ Phú Bình Lê Bá Ngọc và giám đốc công binh xưởng Ba Son Hoàng Văn Lịch đã đợi sẵn. Từ lúc nhận được Công binh xưởng, Lý Anh Tú liền giao cho hắn, Ba Son phụ trách sửa chữa, thiết kế và đóng các chiến hạm cỡ nhỏ, ngoài ra Hoàng Văn Lịch còn quản lý cả 2 xưởng đóng tàu có thể đóng các chiến hạm hơn ngàn tấn nữa tại Phú Bình, cả ba xưởng được hợp nhất lại thành một xưởng đóng tàu mới lấy tên là Ba Son.