Đế Chế Đại Việt
Chương 833: Phản kíchChương 833: Phản kích
Tuy cuộc khủng bố đỏ diễn ra vô cùng đẫm máu, tuy nhiên kết quả đạt được vô cùng rõ ràng. Các đảng phái đối lập, phần tử chống phá cách mạng đều bị tiêu diệt, giúp chính quyền cách mạng của Pavong có thể tập trung vào để đối phó với quân Bạch vệ và Thần giáo. Theo kế hoạch của cả Pavong và Ngô Tuấn, lúc này 20 vạn Hồng quân ở tiền tuyến sẽ được thống nhất chỉ huy bởi Ngô Tuấn, còn Pavong sẽ thống lĩnh 50 vạn Hồng quân khác bắt đầu đi tiễu trừ các ổ đề kháng của quân phản loạn ở các vùng khác. Đại quân phía Nam lấy quân đoàn của Đại Việt làm mũi nhọn, sẽ tiến hành phản kích lại quân Bạch vệ và Thần giáo.
Ngô Tuấn quyết định trực tiếp dời Bộ tư lệnh đến Bạch Nga, cũng là một nơi đang là tiền tuyến. Ngô Tuấn trực tiếp trưng dụng hệ thống đường sắt, các toa tàu bị phá hai bên thành đi để chất lên những cỗ xe tăng, xe bọc thép chiến đấu vận chuyển về phía Nam. Ngô Tuấn quyết định chia quân ra làm 3 hướng, do 3 sư đoàn Bộ binh cơ giới và Tăng Thiết giáp đảm nhiệm đến 3 hành tỉnh quan trọng nhất, lúc này chính là Uka, Bạch Nga và Ural. 3 hành tỉnh này sau một đợt phản công, quân Bạch vệ đã kiểm soát được đến 2 phần 3 mỗi hành tỉnh.
Cánh quân thứ nhất do Sư đoàn Chương Thánh, Trần Quốc Toản trực tiếp đến hành tỉnh Uka, phối hợp cùng với Trần Nhật Duật tại Kyiv. Cánh quân thứ 2 chủ lực do Ngô Tuấn trực tiếp chỉ huy đến mặt trận Bạch Nga. Cánh quân thứ 3 do Bùi Thị Xuân dẫn theo sư đoàn của mình đến Ural.
Lúc này, tin tức Đại Việt tuyên chiến với Bạch vệ và Thần giáo theo hiệp định an ninh chung của Bravia và Đại Việt cũng được công bố. Quân Bạch Vệ vội vàng xây dựng lên các công sự. Thời đại hoả khí lên ngôi, c·hiến t·ranh hầm hào được các nước sử dụng phổ biến, kể cả quân Bạch vệ hay Thần giáo cũng không ngoại lệ. Bọn hắn rõ ràng khi Đại Việt tham chiến, một cuộc phản công sẽ bắt đầu. Ý định của bọn hắn chính là dựa vào hệ thống phòng ngự hầm hào để tiêu hao sinh lực của Đại Việt, buộc Đại Việt phải rút lui.