Đế Chế Đại Việt

Chương 871: Nhà máy Z111

Chương 871: Nhà máy Z111

Theo kế hoạch kinh thành Thăng Long sẽ được quy hoạch và xây dựng theo kiểu lối kiến trúc pha trộn giữa hiện đại và cổ kính. Phần hoàng thành vẫn sẽ được giữ lại, trở thành một con phố với các nét cổ kính đặc trưng về kiến trúc, còn về phần bên ngoài Thăng Long sẽ tiến hành quy hoạch theo các khu tập trung. Đặc biệt các toà nhà cao tầng, trung tâm tài chính sẽ được tập trung lại thành một khu ở phía Tây. Còn nhưng khu dân cư cũng sẽ có sự pha trộn về kiến trúc, cũng sẽ có kiểu nhà hiện đại, xen giữa là các kiểu nhà truyền thống. Vũ Như Tô lúc này vậy mà thiết kế ra những mẫu nhà dù xây dựng bằng vật liệu hiện đại, thế nhưng phần đặc điểm kiến trúc, hoa văn các loại lại có sự pha trộn của truyền thống, khiến nhìn nó vô cùng lạ mắt.

Thời gian trôi đi, đến tháng 4, những phi đội máy bay đầu tiên của Đại Việt cũng đã đi vào hoạt động, đương nhiên vẫn chỉ là tập bay cho phi công mà thôi. Để trở thành một phi công chiến đấu đúng nghĩa, q·uân đ·ội yêu cầu người này phải có ít nhất 300 giờ bay trên không trung.

Về phía phi công hải quân thì lại càng yêu cầu nghiêm khắc hơn, bởi việc hạ cánh trên mẫu hạm cũng không phải dễ dàng. Hiện tại Đại Việt có 2 chiếc hàng không mẫu hạm được hoán cải từ tuần dương hạm lớp Leviathan. 2 chiếc này chế tạo ban đầu cũng chỉ là để phục vụ cho việc bay – đáp của khinh khí cầu, vì vậy mà sàn đáp của nó rất đơn giản. Bây giờ muốn làm tàu sân bay cho máy bay đáp cánh còn buộc phải có cáp hãm.

Trong khi những chiếc tàu sân bay còn đang phải lần nữa cải tiến, các phi công hải quân sẽ luyện tập trên mặt đất với những chiếc tiêm kích I-15B (Bản A là bản bình thường, B là bản dùng cho hải quân) với bài tập cơ bản nhất chính là cách móc được vào cáp hãm lúc hạ cánh. Theo như Nguyễn Chế Nghĩa báo cáo lại, ít nhất đến năm Thừa Mệnh thứ 18, các phi đội của Đại Việt mới có thể đi vào trong chiến đấu được.