Đế Chế Đại Việt
Chương 881: Lập chuỗi khách sạnChương 881: Lập chuỗi khách sạn
Dạo một vòng quân cảng Kure Lý Anh Tú rất hài lòng trước tài năng của Hoàng Văn Lịch, sau khi khích lệ một phen đi cùng với hứa hẹn sẽ sớm liên lạc với Bộ Quốc phòng để làm đơn đặt hàng. Thừa Mệnh năm thứ 17 mang lại khối lượng tài sản khổng lồ cho Đại Việt, ngân sách rộng rãi, Lý Anh Tú cũng không ngần ngại khuếch trương binh lực một phen. Nhờ có công binh xưởng Kure làm mẫu, các xưởng tàu khác cũng đã được tân trang, kiến thiết lại một phen, nâng cao khả năng đóng tàu của Đại Việt. Lớp tàu Thanh Long có ưu điểm chính là nó có thể đóng được ở bất cứ xưởng nào trên đất Đại Việt, nhờ vậy mà tốc độ đẻ tàu cũng sẽ nhanh hơn, nhanh chóng thay thế lớp tàu cũ trong hạm đội.
Còn về tàu sân bay Lý Anh Tú hạ lệnh xuống tiếp tục cải hoán thêm 2 chiếc mẫu hạm lớp Càn nữa để cung cấp cho hạm đội, đặc biệt là hạm đội Viễn Dương và hạm đội Đông Dương. Còn hạm đội Bắc hải chủ yếu giữ nhà nên chậm thay trang bị hơn. Ít nhất một hạm đội cũng phải có 3 chiếc tàu sân bay lớp Càn, như vậy mới có thể tăng cường được sức chiến đấuTheo như Hoàng Văn Lịch tính toán, nếu đóng hết công suất của tổng các nhà máy hiện tại, 1 năm Đại Việt có thể đóng và hoàn thành 500 t·àu c·hiến, tàu vận tải, phóng lôi các loại. Bởi Đại Việt còn phải buôn bán chiến hạm, đóng tàu dân sự, do đó tốc độ thay thế cũng sẽ được giảm xuống chừng 100 chiếc một năm. Nếu so sánh với l·ực l·ượng c·hiến hạm của Đại Việt tại thì đã là gần 1 phần 3.
Đại Việt chỉ chủ trương đóng các tàu tuần dương hạng nhẹ, tàu khu trục, chủ lực chính vẫn là tàu sân bay. Các tàu hạng nặng vẫn đóng theo các mẫu tàu cũ bán sang các quốc gia như Nguỵ, Hán, Bravia cũng có thể. Đám này đam mê súng to tàu nặng thì cứ để bọn hắn đam mê thôi.
Lý Anh Tú đề nghị Hoàng Văn Lịch tiếp tục vừa sản xuất, vừa cải tiến các lớp chiến hạm, sao cho ngày càng hiện đại hơn. Đặc biệt lưu ý nghiên cứu về hệ thống điều khiển hoả lực. Lý Anh Tú quyết định sẽ điều mỗi đội chuyên gia từ Hàn Lâm viện đồng thời tài trợ từ chương trình này.