Đế Chế Đại Việt
Chương 933: Tây Gốt phản kíchChương 933: Tây Gốt phản kích
Hai bên chiến tuyến của bình nguyên Larva được chia cắt ra làm hai bởi dòng sông Gol. Quân Tây Gốt dựa vào chính dòng sông để lập ra phòng tuyến chống lại quân Đại Việt. Ngược lại phía bên bờ Đông, quân Đại Việt cũng đã xây dựng một hệ thống điểm cao, thứ nhất là để trinh sát quân Tây Gốt, thứ hai là để pháo kích vào trận địa của bọn chúng. Bình thường ở cấp quân đoàn, quân Đại Việt thường sẽ xây những trận địa pháo được cấu thành từ các loại pháo cỡ nòng từ 120 đến 155 ly, hiện tại đó chính là 2 loại pháo cỡ nòng lớn nhất của Đại Việt. Sau đó ở các điểm cao sẽ bố trí từ 6 đến 10 khẩu đội pháo 75 hoặc 105 ly để pháo kích vào căn cứ địch, hoặc chi viện hoả lực cho các cuộc t·ấn c·ông. Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa các khẩu đội cối 60 và 82.
Có thể nói Đại Việt đã rút kinh nghiệm từ chiến dịch giữa Gemanic và Bravia, khi đó Gemanic đã dựa vào hàng ngàn khẩu pháo, pháo kích thẳng vào Aden, buộc quân Bravia bên trong phải đầu hàng. Đại Việt hiểu rõ tầm quan trọng của pháo binh trên chiến trường, vì vậy mà từ đó mở rộng ra biên chế của pháo binh trong biên chế lục quân, bên cạnh lực lượng tăng – thiết giáp xung kích.
Đồi Baintsagan nằm ở hướng Bắc của sông Gol, là một tiền đồn phòng ngự mạn sườn phía Bắc của Tập đoàn quân phía Nam Đại Việt. Phòng ngự tại đồi này là 7 khẩu đội pháo 75 ly, 4 khẩu đội cối 82 ly cùng với đó là một tiểu đoàn bộ binh năm trăm lính Lê Dương. Bình thường ở lớp phòng ngự phía bên ngoài sẽ được giao cho lính Lê Dương, sau đó là Vệ binh quốc gia, còn quân chính quy đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chi viện, xung kích.
Vị trí của đồi Baintsagan khá quan trọng, bởi nó vừa là tiền đồn, vừa là lá chắn phòng ngự cho cả Tập đoàn quân. Nếu Baintsagan b·ị đ·ánh chiếm, quân Tây Gốt sẽ dễ dàng vòng qua được về hậu phương của Tập đoàn quân.